Vợ tôi láo lắm!



  Nhiều lúc tôi trộm nghĩ, giá mà tôi lấy một cô vợ ít học, có lẽ đời tôi đã không khổ thế này. Ngày yêu thì bố mẹ cứ mong sao cho tôi lấy được người cân xứng với mình. Nhưng giờ mới hối hận vì vớ phải cô vợ vừa lười vừa láo. Có lẽ là do số kiếp tôi đen đủi thế nên bây giờ ở cùng nhau thì khổ, mà bỏ thì thương con.

  Học xong thạc sĩ tôi mới lấy vợ. Chính vì con đường công danh, sự nghiệp của tôi khá thăng tiến nên với bố mẹ, tôi là một niềm tự hào lớn lắm. Ngày đó tôi cũng có yêu một cô gái chỉ học hết trung cấp dược, đi bán hàng thuốc thuê cho người ta nhưng bố mẹ tôi không đồng ý. Bố mẹ tôi chê là tôi học hành đàng hoàng, lấy người như thế không xứng. Chí ít tôi cũng phải lấy được cô nào học đại học để mát mặt gia đình.

  Bản tính tôi không phải là người hám danh nhưng vì bố mẹ phản đối ghê quá, cô gái tôi yêu cũng tự ái mà chia tay nên tôi cũng đành để chuyện tình cảm đó qua đi trong nuối tiếc. Khoảng hơn 1 năm sau tôi quen vợ tôi bây giờ. Khi đó, cô ấy vừa mới có được tấm bằng thạc sĩ trong tay. Tôi quen và yêu cô ấy không phải vì cô ấy có bằng thạc sĩ, chỉ là chúng tôi quen nhau tình cờ rồi nảy sinh tình cảm mà thôi. Khi về nhà, hỏi chuyện thấy cô ấy lại học hành giỏi giang như vậy (ngoại hình cũng xinh xắn) nên bố mẹ tôi thích mê. Vậy là đám cưới được nhanh chóng tiến hành.

  Vợ tôi làm lương cao hơn tôi vài triệu. Ban đầu tôi nghĩ chuyện đó là hết sức bình thường, chẳng có gì to tát cả. Mức lương của tôi không phải là thấp, chỉ là vợ tôi cao hơn một chút thôi chứ tôi không phải gã ăn bám vào vợ. Nhưng khi sống cùng vợ, tôi bắt đầu nhận ra rằng cô ấy coi điều đó là một cái cớ để vênh mặc với chồng. Cưới nhau khoảng 1 năm xong thì chúng tôi mua nhà. Khoản tiền mua nhà đó là hai vợ chồng góp vào mua nhưng thú thật là cô ấy bỏ ra nhiều tiền hơn vì những năm tháng là con gái cô ấy tích cóp được nhiều hơn so với tôi. Và đó thực sự là một nỗi nhục của đời tôi.
Cuộc tình trọn vẹn dù em mất anh - 1

  Vợ chồng sống cùng nhau, cô ấy luôn vênh mặt là cái nhà này được như hôm nay là công cô ấy. Từ suy nghĩ đó, cô ấy cho phép mình ăn nói cộc lốc với chồng. Chẳng bao giờ tôi nghe thấy một câu dạ vâng nghọt ngào từ vợ. Hỏi cái gì cô ấy cũng “cái gì, làm sao, thế có chuyện gì?”. Nói năng cục cằn, thô lỗ đã đành, cô ấy còn rất bố láo, thích lên là cô ấy gân cổ cãi chồng. Tôi nói thêm 1, 2 câu là cô ấy bắt đầu: “Giỏi thì ông kiếm tiền bằng tôi thì chửi gì tôi cũng nghe, còn không thì im đi”.

  Tôi nghĩ sao mà đời mình nhục thế không biết. So ra thiên hạ, tôi có phải thằng bất tài vô dụng hay ăn bám vợ đâu mà sống trong nhà cứ như loại chó chui gầm chạn. Tôi nhịn cô ta nhiều bởi vì hay ho gì cái cảnh nhà có hai thạc sĩ chửi nhau như hát hay. Nhìn đôi vợ chồng hàng xóm mà tôi thấy xấu hổ. Anh chị ấy chỉ là công nhân thôi mà ăn nói với nhau nhẹ nhàng, ngọt ngào lắm. Còn nhà mình, mang tiếng có học, địa vị cao nhưng mà trong nhà vợ coi chồng chả ra gì. Nghĩ mà cám cảnh…

  Nếu cô ta chỉ hỗn hào với tôi thì không nói làm gì, với nhà chồng cô ta cũng khinh hế. Cô ta nói với mẹ tôi là: “Con nói thật với mẹ, người ta có phúc, đi lấy chồng được nhà chồng mua nhà mua cửa cho. Chứ cái số con là số trâu, số chó, toàn phải bơi ra tự lo mọi chuyện. Thế mà con mẹ còn không biết điều”. Mẹ tôi nghe xong mà tím mặt. Bố mẹ tôi nhà bình thường, làm gì có điều kiện mà cho các con cả vài trăm triệu mua nhà. Nhưng tôi nghĩ, bao năm qua bố mẹ nuôi tôi ăn học để tôi có được tương lai như ngày hôm nay cũng là của để dành rồi. Hơn nữa, mua nhà tôi cũng đóng góp phần, có thể không nhiều như cô ấy nhưng mà tôi hoàn toàn không phải để cô ấy tự lo. Tôi còn nói số nợ còn lại nếu cô ấy không muốn cùng tôi san sẻ thì tôi sẽ nhận trách nhiệm hết. Vậy mà cô ấy còn kênh kiệu.

  Từ ngày sống với nhau, họ hàng, người thân, thậm chí bố mẹ tôi cửa không qua, nhà không lại. Tôi biết mọi người đều ngại tiếp xúc với vợ tôi. Mọi người thường nói đùa là: “Không đủ trình độ nói chuyện với thạc sĩ” nhưng tôi hiểu mọi người ghét nên không muốn dính đến nhà tôi nữa. Hàng xóm láng giềng cũng lánh mặt vì vợ tôi đâu có thân thiện gì, gặp ai cũng vênh mặt lên khinh người ta là lao động chân tay. Tôi lấy vợ mà như rước vào thân cả một đống tai họa, mất hết cả mối quan hệ, bạn bè.

  Tôi sống với cô ta không phải vì nghĩ được lợi khi vợ kiếm được nhiều tiền mà vì bản thân tôi là người coi trọng gia đình. Tôi không thích cảnh vợ chồng lấy nhau rồi tan đàn, xẻ nghé. Hơn nữa chúng tôi đều là người có ăn, có học cả, hay ho gì cảnh đánh cãi chửi nhau rồi ly hôn. Chung quy lại chỉ tội con cái mà thôi. Tôi biết bố mẹ cũng sẽ rất buồn nên hôn nhân của chúng tôi tan vỡ dù rằng chúng tôi sống cũng chẳng hạnh phúc gì.

  Tôi phải làm sao để “trị” vợ mình khi mà cô ấy láo quá thể như vậy? Có cách nào khắc phục tình huống này hay không đây?

Theo:truyện hay.
[Xem tiếp...]


"Hay là anh về ở với mẹ đi?"





Cô ấy nói rằng, có một khoảng cách vô tận giữa mẹ và cô ấy mà mẹ lại không cho cô ấy cơ hội để nói. Có một sự lạnh giá từ nơi nào của mẹ khiến cho cô ấy đau. Có phải cô ấy không có con trai nên không hiểu được mẹ? Hay là vì mẹ đã cho cô ấy một người con trai quá hoàn hảo mà cô ấy không xứng đáng có được chăng?




Đêm trăn trở, con ngồi đốt thuốc. Dường như chỉ có cái đốm đỏ này là sáng nhất trong căn phòng.Thứ ánh sáng yếu ớt, và làn khói mong manh vừa kéo con ra khỏi mộng mị.

Ba giờ sáng, ngày thứ ba, khi chiếc lá bên ngoài cửa sổ vội vã rụng cho kịp mùa thu. Con trai của mẹ cũng vội vã viết những dòng này, cho kịp những cảm xúc sắp chảy tràn.

Giờ này chắc mẹ cũng chập chờn thức giấc phải không ạ? Con nhìn thấy điều này vì bên ngoài kia những ánh đèn bắt đầu bớt sáng. Tiếng tàu xe vừa vụt qua, rồi xa dần, xa dần, chìm vào làn sương mỏng mảnh. Đêm bắt đầu trôi xa lắc.

Ngày mai mẹ có muốn thấy con trai mẹ xuất hiện nơi ấy? Mỗi ngày đi làm về lại chạy vào quấn quýt bên mẹ, như thể ngày hôm qua con còn đi học, tíu tít chạm bờ vai mẹ khi tan trường. Con sẽ ăn những món ngon mẹ nấu. Sẽ cười nắc nẻ vì những điều thú vị trên vô tuyến, hay là trầm tư với câu chuyện buồn nào vừa mới đọc. Con sẽ thủ thỉ với mẹ những điều mới xảy ra với con ngày hôm nay. Sẽ vùi đầu vào lòng mẹ để mẹ vuốt ve mấy ngọn tóc, và ngủ khì trong vòng tay êm ả, một thời từng bế bồng, nâng niu chăm bẵm cho con...

Nhưng mẹ ơi những điều đó sẽ xảy ra nếu thời gian quay trở lại hơn 30 năm trước đây, và khi ngôi nhà của chúng ta vẫn còn bờ vai gánh vác của ba.

Con nhớ lắm ngày đó, những ngày tháng mấy mẹ con mình nương tựa vào nhau mà sống. Vì mùi mồ hôi mẹ đượm buồn trong những bữa cơm, mà con nhủ lòng mình ngày sau nhất định phải trở thành một người con ngoan, một người đàn ông tốt. Con đã tự nguyện mình phải trở thành chỗ dựa cho mẹ, cho những người thân, mặc dầu trong gia đình mình đâu chỉ có mình con là con trai mẹ.

Con muốn được thấy lại nụ cười hằn những vết chân chim của mẹ, ngày con tốt nghiệp đại học. Con muốn được thấy lại ánh mắt trìu mến của mẹ khi mẹ nói con trai của mẹ lớn rồi.

Mẹ đã rất buồn ngày ba đi xa, con nhớ mỗi khi nhắc tới ba, đôi mắt mẹ vẫn chìm vào nỗi nhớ. Mỗi lần mở cuốn album và chạm vào bức ảnh của thời thơ ấu. Từ những ngày chúng con bé thơ, cho tới khi lớn dần, thêm một người, rồi lại thêm một người, trong chúng con ai cũng cao to hơn bố mẹ. Và rồi cả những bức hình bắt đầu thiếu vắng một bóng dáng của cha. Con đã luôn muốn bên mẹ, chăm sóc cho mẹ. Nhưng con cũng có một gia đình be bé vẫn đợi chờ con. Nơi đấy có người phụ nữ đã bước vào cuộc đời của con như là định mệnh.

Mẹ ơi, đâu có dễ để con có thể tìm được một người phụ nữ yêu con, và hiểu con nhiều như là mẹ đã hiểu con. Đâu có dễ để tìm thấy một người sẵn sàng sớt chia cùng con những muộn phiền, và mang tới cho con những phút vui, nghẹn ngào.

Tình yêu ba năm của con, cũng đâu thiếu những khó khăn chia cắt. Nhưng vì con, người ấy đã ở lại. Con không có biết rằng, việc con cố gắng kiếm thật nhiều tiền, xây căn biệt thự ngay giữa trung tâm thành phố lại không thể mang tới cho cô ấy hạnh phúc trọn vẹn. Nếu có thể đánh đổi cái gì đó để lấy hạnh phúc, con sẵn sàng đổi - nhưng không bao giờ là mẹ.

Cô ấy xuất hiện trong gia đình mình, không phải để hưởng thụ mẹ ạ. Con hạnh phúc biết chừng nào khi cô ấy thay mẹ nấu những món mà con thích. Những bữa cơm gia đình ấm cúng mỗi ngày. Cô ấy thay mẹ lắng nghe những muộn phiền của con. Mẹ cũng biết con đường đi đâu có bằng phẳng, những sóng gió tới xô con đi, và cô ấy ở đó, phía trước đợi con tới. Luôn là vậy, cô ấy nói con phải luôn vững vàng vì gia đình nhỏ bé của chúng con, và vì cả gia đình lớn của chúng ta nữa.

Con biết chuyện mẹ chồng nàng dâu là chuyện muôn thuở không bao giờ cần phải nói. Nhưng mẹ biết đó, vẫn có những mẹ chồng rất mực thương con dâu. Ngày ngày mẹ chồng con dâu đi chợ cùng nhau, và nếu ai có hỏi mẹ chồng lại tự hào nói, đây là con dâu tôi đấy. Rồi mẹ chồng dạy con dâu, con phải biết giữ gìn nhan sắc, người đàn ông lúc nào cũng thích thú cái đẹp. Mẹ chồng chủ động tổ chức cho cả nhà đi dã ngoại để ai cũng có thời gian thư giãn bên nhau, vui cười cùng nhau...Người mẹ chồng ở nơi thành thị. Còn ở quê, mẹ chồng dạy nàng dâu, cuộc sống còn nhiều khó khăn vất vả, vợ chồng bảo nhau, chung lưng đấu cật, nuôi dạy con cái cho tốt, để một ngày nào đó các con thoát khổ, thoát nghèo...

Mẹ có thương ngoại không mẹ? Mẹ có thương mẹ trong cảnh làm dâu? Mẹ có thương con gái mẹ? Mẹ có thương con dâu mẹ? Mẹ có thương cháu gái ngoại sau này?

Con không phải là người đàn ông nhu nhược, con chỉ là thấy cô ấy đã đủ vất vả khi vẫn phải đi làm, mà buổi tối vẫn phải cơm nước, nhà cửa, dạy con gái học, yêu chồng. Và sáng nào cũng phải dậy sớm hơn mọi người để chuẩn bị cho ngày mới. Bản thân cô ấy cũng có hỉ nộ ái ố như bao người, thì con có thể khiến cô ấy muộn phiền hơn nữa hay không? Những tưởng con có thể cho cô ấy một cuộc sống như thời còn yêu nhau con từng mơ ước. Nhưng cuộc sống vương giả cũng đâu thấy vui hơn cái thuở nào?

Mẹ có nhận ra cô ấy buồn đến thế nào khi cô ấy tổ chức sinh nhật cho mẹ, mà mẹ vẫn lạnh lùng với cô ấy. Cô ấy nhớ tới mẹ tất cả những dịp lễ tết, có bao nhiêu dự định cô ấy vẽ ra trước lúc đi, rồi khi trở lại mang về đôi mắt buồn vô định. Cứ thế, hết mùa mưa, rồi lại nắng, rồi lại mưa. Con gái cũng đã 5 tuổi rồi, cô ấy càng lúc càng nhận lại được sự hắt hủi, xa cách nơi mẹ. Con cũng nhận ra rằng cô ấy chẳng còn tổ chức sinh nhật cho mẹ, hay háo hức tặng mẹ những món quà nữa. Đó cũng là lúc mỗi đêm cô ấy trăn trở nhiều hơn, đôi mắt cũng bắt đầu thâm quầng. Nhìn cô ấy đau, lòng con cũng như thắt lại. Một nửa của cuộc đời con đang héo úa.



Mẹ!

Đêm nay khi con kéo cô ấy vào lòng, thấy đôi mắt lưng tròng tự bao giờ. Cô ấy nói rằng, có một khoảng cách vô tận giữa mẹ và cô ấy mà mẹ lại không cho cô ấy cơ hội để nói. Có một sự lạnh giá từ nơi nào của mẹ khiến cho cô ấy đau. Có phải cô ấy không có con trai nên không hiểu được mẹ? Hay là vì mẹ đã cho cô ấy một người con trai quá hoàn hảo mà cô ấy không xứng đáng có được chăng?

Khi cô ấy cất tiếng nói: ''Hay là anh về ở với mẹ đi, rồi lúc nào thấy nhớ em và con thì lại về nhà". Đây có phải là câu nói ngu ngốc nhất mà con từng nghe. Nhưng điều đó có làm mẹ vui?

Gửi em - người vợ bé bỏng của anh.

Chắc chắn là em đang khóc phải không? Xin lỗi em vì anh đã không ở đó để lau những giọt nước mắt cho em. Đã không ôm chặt em vào lòng. Sự hụt hẫng này có làm em vơi đi cảm giác đau buồn triền miên không? Biết đâu em sẽ bật cười khi cố dò đoán sự im lặng của anh. Anh sẽ về với mẹ sao?

Anh có thể ngủ được không khi thiếu vắng hơi thở của em mỗi tối? Mỗi sáng thức dậy sẽ không có ai chuẩn bị đồ cho anh trước lúc đi làm. Khi anh muộn phiền có ai sẽ nhìn vào mắt anh và hỏi:'' Chồng ơi, có chuyện gì không vui à?''. Có ai nhặt nỗi buồn của anh vứt qua cửa sổ như là em làm, mặc dù điều ấy chẳng giải quyết được nguyên nhân. Có ai nhắn tin cho anh :'' Ngu chua anh?" Để anh trả lời rằng :" Đang ngu va mai mai muon ngu cung em" để rồi tối về cả hai đứa lao vào nhau trêu đùa như lúc trước. Có ai tỉnh dậy rồi mà lại nằm xuống ôm anh thật chặt, nhẹ nhàng hôn lên bờ vai anh và thầm thì, em muốn ngủ thêm chút nữa, thế mà khi anh chưa kịp tắt nụ cười đã nghe thấy tiếng nước chảy róc rách. Có ai không chịu hát karaoke mà cứ ngồi nghe hai cha con hát hò rồi vỗ tay nhiệt tình. Có ai xinh đẹp để tựa vào anh trong hơi men của những bữa tiệc... Là em đó. Em định không cho anh cái quyền được yêu thương nữa hay sao?

Anh có hai người phụ nữ yêu anh nhất trên trần gian này. Và anh muốn cả hai vì anh mà hạnh phúc. Nhưng cũng vì anh mà cả hai đều cảm thấy đau khổ. Khi anh không thể thiếu vắng bóng hình em, nhưng cũng không biết cách nào để làm mẹ vui trở lại, anh biết phải làm thế nào? Cái cảm giác nặng nề đè nén lên nơi lồng ngực của anh. Anh thấy mình thật sự khó sống. Khi anh tưởng chừng như đang có tất cả thì ngay bên trong sâu thẳm, sự rạn vỡ nào đang xảy ra nơi đây.

Cảm ơn em đã bước vào cuộc đời anh. Cảm ơn em đã sớt chia cùng anh nhiều buồn vui. Cảm ơn em đã tặng anh một nàng công chúa. Và anh cũng cảm ơn em vì đã làm tất cả để mẹ thấy em cũng quan tâm và yêu mẹ anh như mẹ của em. Cảm ơn em đã luôn quan tâm đến những người thân yêu trong gia đình anh và không ngại chia đi những gì chúng ta có. Nhưng em có nhạy cảm quá khi chạm vào ánh mắt ấy, có suy nghĩ quá nhiều khi nghe những câu nói đó? Vì anh, em đừng ngừng quan tâm tới mẹ. Hãy cứ làm như tất cả những gì em từng làm. Nhất định mẹ sẽ hiểu thôi em. Vì anh, em đã chịu đựng thì hãy cố gắng thêm một chút nữa được không em?

Anh sẽ đi công tác ít ngày và anh hi vọng thật nhiều rằng, khi anh trở về - hạnh phúc trọn vẹn sẽ ở lại với gia đình ta.

Gửi mẹ yêu dấu.

Con đã không vì ai mà rời xa mẹ. Con đã lựa chọn được người phụ nữ tốt nhất, phù hợp với con. Con biết mẹ yêu con nhiều đến độ, sẽ vui khi thấy con cười, và hạnh phúc khi thấy con hạnh phúc. Nên vì con, mẹ đừng lạnh lùng với người phụ nữ đã yêu thương con rất nhiều. Con rất đau lòng khi nói ra điều này, rằng một ngày nào đó nếu mẹ rời xa con, thì vẫn còn cô ấy ở lại cùng con, bước tiếp những tháng ngày thiếu vắng mẹ. Con muốn mang về cho mẹ một người con gái, chứ không phải chỉ là một người vợ hợp pháp mà thôi. Không phải chỉ là một người phụ nữ biết sinh con, biết giữ của, biết làm việc nhà.

Gửi con gái của ba. Cảm ơn con vì sự xuất hiện của con làm ba thấy mình mới thực sự trưởng thành, và để ba thấy mẹ con là một người mẹ tuyệt vời ra sao. Cứ nghĩ tới ánh mắt, đôi môi và nụ cười của con, ba lại thấy có chút gì của ba trong đó, một chút của mẹ, một chút của bà, một chút của ông, một chút của tạo hóa. Vì cái ôm thật chặt của con, ba sẽ không đi đâu cả, nhất định sẽ ở bên con mỗi ngày, nhìn con trưởng thành hơn.

Ngoài kia có tia sáng nào vừa bật lên nơi chân trời. Thêm một chút nắng nữa đi cho ngày đừng phai.

Thân gửi những người tôi yêu.
[Xem tiếp...]


Người mẹ một mắt



Mẹ tôi chỉ còn một bên mắt. Tôi ghét điều đó, và vì thế tôi ghét luôn cả mẹ. Mẹ có một cửa hàng ọp ẹp ở khu chợ tồi tàn, lượm lặt đủ các loại rau cỏ lặt vặt để bán. Bà làm tôi xấu hổ.

Mẹ tôi chỉ còn một bên mắt. Tôi ghét điều đó, và vì thế tôi ghét luôn cả mẹ. Mẹ có một cửa hàng ọp ẹp ở khu chợ tồi tàn, lượm lặt đủ các loại rau cỏ lặt vặt để bán. Bà làm tôi xấu hổ.

Một ngày kia ở trường tôi có sự kiện đặc biệt, và mẹ đã đến. Tôi xấu hổ lắm. Tôi nhìn mẹ với ánh mắt rất căm ghét rồi chạy đi. Ngày hôm sau đến trường, mọi người trêu chọc tôi: “Ê, mẹ mày chỉ có một mắt thôi à?”.

Tôi ước gì mẹ biến mất ngay khỏi thế giới này, vì vậy tôi nói với bà rằng: “Mẹ, tại sao mẹ chỉ còn một bên mắt thôi? Mẹ sẽ chỉ biến con thành trò cười cho thiên hạ. Sao mẹ không chết luôn đi?”. Mẹ tôi không phản ứng. Tôi nghĩ mình quá nhẫn tâm, nhưng lúc đó cảm giác thật thoải mái vì tôi nói ra được điều muốn nói suốt bấy lâu.

Đêm hôm ấy...

Tôi thức dậy, xuống bếp lấy cốc nước. Mẹ đang ngồi khóc trong đó, rất khẽ, cứ như bà sợ rằng tiếng khóc có thể đánh thức tôi. Tôi vào ngó xem mẹ thế nào rồi quay về phòng. Chính vì câu tôi đã thốt ra với mẹ, nên có cái gì đó làm đau nhói trái tim tôi.

Ngay cả vậy chăng nữa, tôi vẫn rất ghét mẹ. Tôi tự nhủ mình sẽ trưởng thành và thành đạt, bởi vì tôi ghét người mẹ vừa nghèo, vừa chỉ còn có một mắt.
Rồi tôi lao vào học. Tôi đỗ vào một trường đại học danh tiếng với tất cả sự tự tin và nỗ lực. Tôi rời bỏ mẹ đến thành phố.

Tôi kết hôn, mua nhà và làm cha. Giờ đây, tôi là một người đàn ông thành đạt và hạnh phúc. Tôi thích cuộc sống ở thành phố. Sự náo nhiệt, sôi động giúp tôi quên đi hình ảnh người mẹ tội nghiệp.

Cho tới một hôm, người tôi không mong đợi nhất đã xuất hiện trước cửa nhà. Mặt tôi tối sầm lại, tôi đã lạnh lùng hỏi người đàn bà đó: “Có chuyện gì không? Bà là ai?”. Đó là mẹ tôi, vẫn dáng người còm cõi và gầy gò ấy, vẫn là người phụ nữ với đôi mắt không hoàn thiện ấy.

Đứa con bốn tuổi của tôi nhìn thấy bà, nó đã quá sợ hãi, chạy núp vào một góc nhà. Tôi vờ như không nhận ra bà, nhìn bà giận dữ rồi nói: “Bà là ai, tôi không quen bà”. Tôi đang tự lừa gạt mình và thực sự từ bao lâu nay tôi vẫn tự lừa mình như thế. Tôi cố quên đi cái sự thật bà là mẹ tôi. Tôi luôn muốn trốn tránh sự thật này. Tôi đuổi bà ra khỏi nhà chỉ vì bà khiến đứa con gái nhỏ của tôi sợ hãi.

Đáp lại sự phũ phàng ấy, người đàn bà tiều tụy kia chỉ nói: “Xin lỗi, có lẽ tôi đã tới nhầm địa chỉ”, và rồi bà đi mất.

“May quá, bà ấy không nhận ra mình” - tôi thầm nhủ. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm, tự nói với mình rằng sẽ không bao giờ quan tâm hoặc nghĩ về bà.

Một ngày, tôi được mời về trường cũ để gặp mặt nhân kỷ niệm thành lập trường. Tôi nói dối vợ rằng sẽ đi công tác mấy hôm.

Sau buổi họp mặt, tôi lái xe đi ngang qua ngôi nhà mà tuổi thơ tôi đã từng gắn bó - một cái lều cũ rách, lụp xụp, ẩm ướt. Bây giờ nó vẫn thế. Tôi xuống xe và bước vào. Tôi thấy bà nằm ở đó, ngay giữa sàn đất lạnh lẽo, trong tay ba có một mẩu giấy. Đó là bức thư bà viết cho tôi.

“Con trai yêu quí của mẹ!

Mẹ nghĩ cuộc đời này mẹ đã sống đủ. Mẹ sẽ không thể đến thăm con thêm lần nào nữa, nhưng mẹ có quá tham lam không khi mong con trở về thăm mẹ dù chỉ một lúc? Mẹ nhớ con nhiều, và cũng rất vui khi nghe tin con đã trở về thăm lại lớp cũ. Mẹ đã rất muốn tới trường chỉ để nhìn thấy con. Nhưng mẹ đã quyết định không đến, vì con.

Mẹ xin lỗi vì mẹ chỉ có một mắt, có lẽ mẹ đã làm con thấy hổ thẹn với bạn bè.

Con biết không, hồi còn rất nhỏ, con bị tai nạn và vĩnh viễn mất đi một bên mắt của mình. Mẹ không thể đứng nhìn con lớn lên với khiếm khuyết trên khuôn mặt đáng yêu, vì vậy, mẹ đã tặng nó cho con.

Mẹ rất tự hào vì con trai mẹ có thể nhìn trọn thế giới mới có một phần của mẹ ở đó, mẹ chưa bao giờ buồn vì con hay bất cứ điều gì con đã làm. Con đã từng ghét bỏ hay tức giận mẹ, nhưng mẹ biết, trong sâu thẳm từ trái tim, đó là bởi vì con cũng yêu mẹ.

Mẹ rất nhớ khoảng thời gian khi con trai mẹ còn nhỏ, khi con tập đi, khi con ngã hay những lúc con chạy loang quanh bên mẹ. Mẹ nhớ con rất nhiều, mẹ yêu con, con là cả thế giới đối với mẹ”.

Thế giới quanh tôi cũng như đang đổ sụp. Tôi khóc cho người chỉ biết sống vì tôi.

[Xem tiếp...]


Lá thư gửi bố




Cuộc đời quá ngắn mà yêu thương thì quá dài!

Lá thư viết sau khi bố mất. Mạnh mẽ, kiên cường và tin là luôn có cha bên cạnh mình. 


Bố sinh ra trong một làng quê đúng nghĩa, với trâu bò lúa ao, trong một gia đình mang tiếng là có họ với địa chủ nhưng vẫn ăn khoai sắn thay cơm. Là con trai út, bà giữ bố ở nhà thêm 1 năm mới cho đi học. Bố nghịch lắm, trèo cây ngã xuống ao gãy tay, làm chị khóc hết nước mắt chở em lên trạm xá quân đội. Lại nghỉ học thêm 1 năm nữa. Thế là bố đúp lớp 2 năm. Sau này lớn rồi cái tay phải vẫn khuỳnh khuỳnh ko thẳng lại được, bố lấy đó làm cớ cho cái sự "chữ Ả Rập" của mình.


Lên Đại học , bố gặp mẹ. Mẹ là em gái của cô bạn học cùng cấp 3 với bố, ngày mẹ lên Hà Nội bác dắt mẹ sang "gửi bố chăm sóc", vậy là trứng rơi vào tay ác. Suốt mấy năm ròng 2 ông bà chở nhau bằng xe đạp đi lòng vòng Hà Nội, đạp từ Gia Lâm đến thăm chị ở tận Đại học Quốc gia, ăn được bát phở rồi về. Lần đầu tiên mẹ được ăn phở.

Chuyện tình yêu sinh viên thời bao cấp có lắm chuyện khôi hài, mà cũng đẹp đẽ thơ mộng lắm. Bố là tình đầu, cũng là tình cuối của mẹ. Mẹ, tất nhiên, xếp hàng sau cô Hoa, cô Thúy, cô Vân... ti tỉ cô ở quê. Bố vẫn nói "Mẹ mày may lắm mới lấy được tao".

Ngày tốt nghiệp, bố mẹ về quê làm đám cưới. Bố đón mẹ bằng cái xe U oát mượn ở sở Nông nghiệp. Mẹ khóc sụt sùi. Rồi dắt díu nhau lên Hòa Bình với hai bàn tay trắng. Bố vẫn bảo "Con sinh ra trong cái chuồng gà". Thơm chán. Ngày con ra đời, bố hộc tốc chạy từ quê lên vì đang nghỉ lễ 2/9. Bác kể, bố cứ hôn hít, dụi cái mặt đầy râu vào mặt con. Thảo nào sau này da mặt con dày thế, hóa ra là chai từ bé.

Ngày đó bố mẹ nghèo lắm. Những năm 92 93 ai cũng nghèo. Nhà mình nghèo tệ. Cả nhà có cái phòng kê được cái giường là hết chỗ. Ăn uống chẳng có gì. Con, tất nhiên, là bú sữa. Bố yêu trẻ con lắm, nên bố chiều con. Ngày bé con yêu bố hơn yêu mẹ, vì bố công kênh con lên cổ đi chơi khắp xóm, bố tung con lên cao rồi đỡ lấy. Cả bố lẫn con cười như nắc nẻ. Con ko yêu mẹ đâu, vì mẹ cứ chọc cái thìa to đùng vào miệng con bắt nuốt, mẹ lột hết quần áo của con rồi nhúng con vào chậu.

Cuối năm lớp 1, cô cho học sinh giỏi, hồi đó là gần như cả lớp, đi Lăng Bác. Con hồi hộp lắm. Lần đầu tiên đi xa thế một mình ko có bố mẹ. Bố xách cái xe Honda "bằng nửa cái nhà" đi đằng sau xe ô tô chở con. Con hãnh diện lắm vì có bố đi cùng còn chúng nó thì ko. Đến trạm nghỉ, bố mua kẹo cao su cho con chia cho các bạn. Đó là lần đầu tiên con đi ô tô mà ko say xe.

Sau này, mỗi khi đến Lăng Bác nhìn đám trẻ con áo trắng khăn quàng mũ lệch xếp hàng ngoan ngoãn chờ, con lại cười nghĩ ko biết có ông bố nào cũng bám theo không.

Bố thích con trai, có lẽ thế nên con được nuôi lớn ko khác gì một thằng con trai, thích chơi ô tô hơn búp bê, quần áo lúc nào cũng lấm lem, móng tay móng chân cáu bẩn, tóc ko khi nào dài quá mang tai cho đến tận năm lớp 7 lớp 8. Ai cũng bảo con nghich như thằng con trai. Con thích lắm, vì con biết bố thích con trai cơ.

Bố là kiểu người mà, như mẹ nói, thích vác tù và hàng tổng. Bố ở đâu là ở đấy có tụ tập. Ngày ở nhà cũ, tối nào hàng xóm cũng sang đầy nhà, uống nước chè, tán phét, chơi từ tối đếm đêm mới về. Bộ ấm chén nhà mình lúc nào cũng hai chục chiếc, ngày nào con cũng phải rửa nên akay lắm, vì bộ ấm chén nhà anh Cò chỉ có 6 chiếc thôi.

Cuối tuần bốn, năm nhà lại tụ tập sang nhà mình nấu cơm chung, ăn uống chè chén. Ai đi qua cứ tưởng nhà này có giỗ. Nhà mình có đủ bát đĩa cho cả xóm. Ngày ấy ko phải con lười học đâu, mà vì nhà lúc nào cũng ầm ầm như cái chợ, con còn bận hóng, làm sao học được.

Bố nghiện chè, đến nỗi răng bố đen xì, thỉnh thoảng lại nhe ra dọa con. Bố lắm trò lắm. Đi bể bơi, đi biển, chị Yến và con, 2 con bé con loe nghoe bám chặt vào cái phao, chỉ sợ ông thuồng luồng kéo xuống. Bố lặn xuống kéo tụt chân 1 đứa xuống nước, la hét váng trời.

Bố rủ con "nhảy sóng đi, ôm cổ bố", con ngây thơ bám chặt lấy, sóng đến bố hụp xuống nước, con uống no một bụng, ho sặc khóc váng, mẹ mắng, bố chỉ cười hì hì. Nhưng lần sau con lại bám vào bố. Con chỉ thích đi với bố thôi, vì mẹ chỉ cho xuống đến chỗ nước đến đầu gối, đi với bố mới được ra xa.

Bố nóng tính lắm, con chẳng sợ ai chỉ sợ mỗi bố. Vài lần bố tét mông con tơi bời khói lửa. Có lần bị tát một cái lật mặt từ đằng trước ra đằng sau, chảy cả máu mũi. Từ bé đã học được bài thấy bố lừ lừ là lủi ra chỗ khác chơi. Bình thường bố chiều con lắm. Hay trêu con khóc, lại làm trò hề cho con cười. Có lần bố làm trò hề con ngoác miêng ra cười, bố giựt mất của con 1 cái răng.

Lớn lên rồi, con ít chơi với bố hơn. Ngày con học lớp 9, bố bị bệnh. Con chẳng biết gì, ai cũng giấu. Bố mẹ đi HN chữa trị, con ở nhà một mình với em. Bố nói dối là bố đi công tác, con còn nghĩ bố đi công tác được ở nhà tha hồ làm gì thì làm thật là sung sướng. Con ngốc quá.

Con thi vào cấp 3, bố bắt học khối A. Con chống đối. Bố bắt con thi trường Lương Thế Vinh ở Hà Nội, vì bố có ông bạn cho con học ở đó bảo tốt lắm. Con ko chịu, nhưng vẫn lẳng lặng đi thi. Đi thi ngồi cùng phòng với các bạn Hà Nội, con cứ ngồi cắn bút vẽ lung tung. Lúc ấy có con bé thấy thương con ko làm được bài, đọc lại cả bài thơ Đồng chí cho con phân tích. Con chép nguyên si bài thơ vào bài thi. Ngày biết điểm, con chui lên phòng ngoác miệng cười rúc rích cả buổi sáng vì sợ bố phát hiện. Cuối cùng bố vẫn phải cho con học chuyên Anh.

Bố mổ lần thứ 2 ở Việt Đức. Con theo xe các bác Ủy ban xuống thăm bố. Khi tỉnh dậy, nhìn thấy 2 đứa con, bố khóc. Đó là lần thứ 2 con thấy bố khóc, lần thứ nhất con quên rồi. Các cô cũng sụt sùi. Lúc ấy con mới biết thực sự bệnh tình bố như thế nào. Con ko khóc, về đến nhà nước mắt mới chảy.

Ngày con đi thi Đại Học, bố chở con đi rồi đón con về. Bố lái xe giỏi quá, ko chui vào nổi cái đường chùa Láng, thế là con phải đi bộ hơn 1 cây số ra. Thi xong môn cuối cùng, bố chở con về Hòa Bình. Suốt mấy năm trời con chưa bao giờ say xe đến thế. 70 km bố đi hết gần 4 tiếng. Ngồi xe điều hòa mà mồ hôi bố nhỏ từng giọt. Thế mà cứ đòi đưa con đi.

Bố chưa bao giờ khen con học giỏi, câu thường xuyên của bố là "Sao mày dốt như con bò" với cả "Tao thịt mày như thịt một con vịt bây giờ", "Ngày xưa tao ăn khoai cũng học giỏi hơn mày". Thi Quốc gia, ngày biết điểm, 16 điểm là giải Nhì, con được 15,9. Con không khóc, bố dẫn con đi ăn kem. Con đỗ ĐH, bố cười hí hí cả ngày rồi hứa mua cho con cái điện thoại mới. Nhớ ngày xưa con thích cái điện thoại 6300 màu đỏ, bố mua 1 cái về giơ ra bảo "tao mua về tao dùng", 3 tháng sau bố "thải" cho con, vẫn còn nguyên xi trong hộp.

Bà, mẹ và các bác vẫn nói, tính con y đặc như bố, đã quyết cái gì thì làm cho bằng được, chẳng ai cản nổi. Con đi học, ở nhà chị xa trường, tuần 5 ngày học buổi sáng con nghỉ cả 5, hết năm nhất bạn trong lớp chỉ 3,4 đứa biết mặt. Rồi con đòi chuyển đến nhà bạn gần trường ở, bố bảo "Mày đi thì đừng về nhà nữa". Con vẫn đi, nhưng cũng ko dám về nhà nữa.

Một tháng sau, bố gửi mẹ xuống xem xét nhà cửa, nhưng vẫn ko thèm nói chuyện với con. Con cũng ko thèm. Trời không chịu đất thì đất phải chịu trời, bố lẳng lặng đi tìm nhà cho con ở gần trường. Mấy tháng sau, bố mua nhà, con chuyển về nhà mới ở.

Bố chẳng bao giờ nói thương con, con cũng vậy. Nhưng bố đi theo con từng li từng tí, giữ một khoảng cách đủ để con ko biết, để con tự xoay xở 1 mình, khi nào ko được mới ra tay giúp đỡ. Con muốn đi làm thêm, bố ko cấm, bảo "Mày muốn đi làm thì tao tìm chỗ cho mày làm". Con ko chịu, con vẫn đi làm ở chỗ con thích. Bố dỗi, ko thèm hỏi con nữa, nhưng hóa ra bố vẫn bí mật điều tra với mẹ xem con làm ở đâu, làm cái gì, giờ giấc thế nào...

Xe con bị hỏng ko sửa được, bố mang về nhà sửa cho con. Đến một hôm nó lại hỏng, con dắt xe đi sửa, bố gọi điện cho con, con bảo "Xe cũ quá rồi bố mua cho con xe mới". Bố gọi điện cho ông bạn giám đốc Cty Xuân Cầu, bảo "ông bán cho tôi cái xe, tôi ko chịu thuế má gì đâu nhé". Chiều hôm ấy bố đã chuyển khoản thẳng vào công ty, con chỉ việc đến lấy xe về. Bố ko nói với mẹ, vì biết mẹ sẽ ko cho, lúc mẹ biết thì sự đã rồi chẳng làm gì được. Từ ngày bố ốm, tiền nong trong nhà mẹ giữ cả, thế mà mẹ cũng ko biết bố lấy tiền ở đâu để mua xe cho con. Con hỏi, bố bảo "Tao thiếu gì tiền". Điêu.

Bệnh nặng hơn, bố nghỉ làm đã hơn 1 năm ròng. Ở nhà bố buồn lắm, tính bố thích đi chơi mà. Con hay về hơn. Bố chỉ suốt ngày nằm một chỗ ngóng con về. Ko ai dỗ được bố ăn nhưng con thì được. Đau đớn nhiều, bố cáu gắt với hết mọi người, nhưng chẳng bao giờ quát con. Bố mẹ già rồi mà tình cảm lắm, bố suốt ngày đòi mẹ. Vào Thanh Hóa chữa thuốc nam được 1 tuần thì bắt mẹ vào cùng, mẹ ko nghỉ làm được cuối cùng vẫn đòi về nhà.

Mẹ đi làm về muộn 1 tí cũng hờn mát "Đi ăn cỗ à". Mẹ nịnh bố lắm, chăm từng li từng tí. Cứ nghe ở đâu có cái này bổ thuốc kia lành là chạy đi tìm về cho bố uống. Năm 2009 sau mổ bác sĩ bảo chắc chỉ còn 3,4 tháng nữa. Mẹ đã kéo dài thêm cho bố 4 năm cuộc đời. Mẹ ít khóc lắm, cũng chẳng bao giờ ngất. Chỉ khi nào không có ai mẹ mới chảy nước mắt một mình.

Tháng cuối cùng, bố yếu mệt lắm. Bố lúc nào cũng sợ ở một mình. Mê sảng tỉnh dậy thấy con, bố vuốt má con "con đây rồi, bố đi tìm mãi mà ko thấy". Thế mà vẫn hài hước. Đêm nằm trông bố con hỏi "vàng bố chôn ở đâu?" bố vẫn trả lời "Trên đập thủy điện ấy".

Ngày cuối cùng bố ko còn đau đớn nữa, bố đòi ăn cháo, con ngồi cạnh trêu bố còn cười. Con còn tưởng bố khỏe hơn rồi. Có lẽ bố biết sắp đi xa, bố cứ nhìn chăm chăm hết cả mọi người, nhìn rồi vuốt má sờ mặt con. Cho đến lúc ra đi cũng nhẹ nhàng ko hề dữ dội.

Có lẽ bố đã ko nuôi dạy con như một đứa con gái đúng nghĩa xã hội mong muốn, nhưng con đã được lớn lên là chính mình, trở thành người mà con muốn, và luôn được yêu thương. Đó mới là điều quan trọng.

Bố đã sống một cuộc đời ko dài, nhưng trọn vẹn. Ngày biết tin mình bị bệnh ko thể chữa được, bố đã tính trước hết mọi điều. Bố xây một cái nhà to hơn, khang trang hơn cho mẹ con con, cái nhà đồ đạc chật ních ko còn chỗ chứa, cứ tưởng nhà to hơn sẽ thoáng hơn nhà bé cuối cùng cũng đầy ặc chẳng khác gì.

Bố xây từ đường cho cả họ, ngày khánh thành bố cười hinh hích, việc đầu tiên mà bố làm là mở 2 chiếu tổ tôm để "ông với các cụ về có chỗ chơi", thật ra bố cũng thích bỏ xừ. Bố mua nhà, mua xe cho con. Bố chuẩn bị sẵn hết mọi thứ cho cuộc sống sau này mẹ và 2 con được đầy đủ, dễ dàng.

Từ trước đến giờ con chẳng tin vào tâm linh đâu. Nhưng giờ thà tin vào nó để biết bố vẫn còn đâu đây còn dễ dàng hơn nghĩ chết là hết. Con không khóc nhiều, ai đến có bảo mặt con tỉnh bơ con cũng kệ. Khóc mà lấy lại được con sẽ khóc 7 ngày 7 đêm. Con chẳng quan tâm ai nghĩ gì, chỉ cần bố biết con thương bố. Bố ra đi mang theo một nửa máu thịt của con.

Bố ko được nhìn thấy con trưởng thành, con ko có cơ hội báo hiếu, nhưng con của bố sẽ sống tốt như bố đã sống. Con biết bố sẽ vẫn dõi theo con như từ xưa đến nay, chỉ là khoảng cách xa hơn 1 tí, bố ko phải lo lắng đâu, con sẽ sống cho ra sống, bố cứ nghỉ ngơi đi, bố nhé!

Yêu bố.

Hà Mơ - Nguồn: truyenngan
[Xem tiếp...]


Mẹ dạy con tự lớn thành người




Mẹ có thể không ở cạnh con khi con đau đớn và thất vọng nhất, nhưng khi nhìn lại mọi thứ đã qua, con nhận ra rằng mẹ yêu con nhiều lắm, vì thế mẹ dạy con cách tự mình khôn lớn và trưởng thành.

***

Mười tuổi, con đòi mặc áo mới nhưng mẹ lại bảo đến nhập học mẹ sẽ cho mặc. Con lôi chiếc áo cũ ra cố tình cắt một vết rách không thể vá trên chiếc áo trắng cũ.

Khi phát hiện ra, mẹ lẳng lặng cất chiếc áo mới vào cuối ngăn tủ rồi khóa cửa tủ. Thế là ngày nhập học ngày con đến lớp với chiếc áo đã ngả màu vàng úa. Tan học, con lại phải thay ra để giặt, phơi nắng cho chóng khô ngày mai còn mặc tiếp. Từ đó, con không dám đòi hỏi gì nếu mẹ chưa đồng ý.

Mẹ dạy con tự lớn thành người


Buổi tối, mẹ nhắc con: "Ngày mai kiểm tra nên tranh thủ ôn bài, còn đi ngủ sớm". Con vâng dạ, rồi mãi mê chát chít với mấy đứa bạn rỗi việc. Đủ thứ chuyện trên trời dưới đất. Gần sáng con mới dứt khỏi cái máy vi tính và lăn ra ngủ. Con không hẹn đồng hồ, vì nghĩ thế nào ngày mai mẹ cũng gọi dậy.

Khi thức giấc muộn, con quáng quàng chạy vội đến lớp. Mẹ đang thu bài kiểm tra. Hôm sau, mẹ trả bài, cột điểm một tiết của con với con một đỏ son. Con gục mặt xuống bàn, ấm ức khóc.

Con vào đại học, con và cha thuyết phục mẹ mua xe máy cho con nhưng mẹ không đồng ý. Tháng đầu tiên xa nhà, nhận tiền mẹ gửi con đem đi mua chiếc áo mới nên tháng ấy con hết tiền sớm hơn mọi khi, con viết thư cho mẹ. Con nghĩ chắc mẹ phải lo lắng lắm và sẽ vội vàng gửi tiền lên ngay cho con như chúng bạn con vẫn thường làm với mẹ chúng.

Nhưng không... con chỉ nhận được giấy gọi lấy tiền vào đầu tháng như mọi khi. Suốt một tuần, con phải ăn mì tôm thay cơm. Từ đấy, con biết cách chi tiêu một cách hợp lý.

Một hôm, con nhận được thư. Con tưởng tượng sẽ có biết bao lời yêu thương trìu mến. Nhưng không mẹ chỉ viết ngắn gọn những dòng thông báo cùng một câu hỏi được gạch chân cẩn thận: "Sao con không kiếm gì làm thêm? Sinh viên năm hai rồi còn gì!". Con ngạc nhiên, nhà mình có phải khó khăn, thiếu thốn gì đâu?

Nhưng vì tự ái, con cũng theo chân lũ bạn long đong đến các trung tâm gia sư. Rồi khóc nức nở vì đóng tiền mà vẫn không có được việc làm thêm. Sau mấy lần con biết cách để không bị lừa nữa.

Mẹ dạy con tự lớn thành người

Những trưa nắng chang chang, đạp xe đi dạy, lưng áo ướt đẫm mồ hôi. Những buổi tối mưa nặng hạt, con co rúm đứng chờ xe buýt vẫn không nản. Tháng lương đầu tiên, sau khi mua quà gửi mẹ, con tự thưởng cho mình một chiếc áo. Đó không phải là chiếc áo con thích nhất nhưng con luôn giữ gìn một cách cẩn thận. Con quý nó gì đó là do công sức mình lao động để mua.

Suốt một thời gian dài, con nghĩ mẹ không hề yêu con. Mẹ nghiêm khắc, lạnh lùng và luôn đẩy con vào những hoàn cảnh khó khăn mà đáng lý con không phải chịu như thế.

Mẹ có thể không ở cạnh con, ngay cả khi con đau đớn và thất vọng nhất. Nhưng đến bây giờ, khi nhìn lại tất cả mọi điều đã qua, con nhận ra rằng mẹ yêu con nhiều lắm, vì thế mẹ dạy con cách tự mình khôn lớn và trưởng thành.
[Xem tiếp...]


Ba tự hào về bốn công chúa của ba!




"Ba là trưởng họ, ba cũng như những người cha khác, cũng muốn có một đứa con trai để nối dõi lắm chứ, nhưng ba cũng không đặt nặng vấn đề đó, không có con trai cũng không sao vì ba có bốn cô công chúa còn tuyệt vời gấp mấy lần con trai của nhà người ta."

***

Lần đầu tiên ba ôm chị em tôi vào lòng và nói lên những tâm sự sâu kín đó. Ba tôi là người rất nội tâm, ba rất yêu mấy chị em nhưng không bao giờ ba thể hiện điều đó, ba luôn nghiêm khắc trong cách dậy dỗ chúng tôi, thậm chí nếu cần thiết ba có thể dùng đòn roi để dạy con cái. Ba luôn tập cho chị em tôi tính tự lập, phải biết yêu thương nhường nhịn nhau, sống phải có trách nhiệm, làm cái gì cũng phải đến nơi đến chốn...

Ba tự hào về bốn công chúa của ba!


Mấy chị em tôi rất yêu thương và kính trọng ba vì chúng tôi biết, sau mỗi lần chúng tôi làm sai điều gì đó, cả đêm ba không ngủ được, ba lo sợ con gái ba sẽ không ngoan, không nên người. Đôi lúc ba tâm sự với tôi như một người bạn, qua những lần trò chuyện đó, tôi lại hiểu thêm một vấn đề và tự điều chỉnh suy nghĩ, hành động của mình theo như lời ba dạy. Và giờ đây khi đã trưởng thành, nghiệm lại những lời ba dạy bảo, những phương pháp ba dạy chi em tôi làm tôi càng cảm thấy yêu ba nhiều hơn, khâm phục ba nhiều hơn và tự nhủ sau này khi tôi có gia đình tôi cũng sẽ dùng cách ba dạy chị em tôi em để dạy con mình.

Ba luôn nói với tôi: "Con là chị cả, con phải sống cho tốt, sống làm sao để còn làm gương cho các em học theo, con phải hiểu hơn ai hết tấm lòng ba mẹ, sự hi sinh của ba mẹ dành cho mấy chị em mà luôn cố gắng, luôn phấn đấu đừng để ba mẹ buồn lòng và thất vọng về con."

Ngày tôi thi rớt Đại Học, tôi buồn lắm, lúc đó tôi chỉ nghĩ được rằng vậy là ước mơ trở thành sinh viên đã không thành, tôi xấu hổ với bạn bè và hơn hết là tôi biết ba mẹ đang rất buồn về tôi, tôi sẽ không thể làm tấm gương tốt cho các em mình noi theo... nhưng nỗi buồn của tôi đâu thấm vào đâu so với nỗi buồn của ba mẹ, ba mẹ tôi sợ con đường phía trước của tôi là một màu đen u ám, rồi cuộc đời tôi sẽ gắn liền với mấy con trâu, mấy đồng ruộng, nhưng ba mẹ vẫn không một lời trách móc, không một lời ca thán, ba biết niềm mơ ước của tôi là được trở thành sinh viên, được học Đại Học, ba lặng lẽ tìm cách giúp ước mơ tôi trở thành sự thật, ba tìm hiểu những thông tin tuyển sinh, theo dõi báo đài, nhờ thầy cô tư vấn..

Tôi xin ba cho tôi đi học trung cấp rồi sẽ đi làm và tự học lên đại học nhưng ba nói: " Ba muốn con học Đại Học, dân lập cũng được miễn là Đại Học, nhà mình không khá giả như nhà người ta nhưng dù có bán đất bán nhà ba cũng sẽ lo cho con đến nơi đến chốn, ba mẹ không có tiền cho con nhưng ba mẹ có thể cho con một cái nghề, một tương lai không phải chân lấm tay bùn."

Nói là làm, ba bán miếng đất sát nhà một phần để kinh doanh, một phần đưa tôi vào Sài Gòn nhập học, vì theo ba Sài Gòn là một thành phố lớn, kinh tế phát triển, nhiều trường Đại Học nổi tiếng, học ở Sài Gòn tôi sẽ có nhiều cơ hội để học hỏi, tiếp thu và sau này ra trường sẽ dễ dàng tìm được một công việc tốt. Cũng vào thời điểm đó, gia đình tôi làm ăn gặp khá nhiều khó khăn, trong khi tiền bạc thì hạn hẹp mà còn phải nuôi tôi học Đại Học, hai đứa em tôi cũng gần học xong phổ thông.

Ba mẹ bàn tính với nhau, khó khăn lắm mới đưa ra quyết định là mẹ tôi sẽ đi xuất khẩu lao động, vì ba hay đau yếu nên ba ở nhà chăm sóc cho chúng tôi. Quãng thời gian đó có lẽ là quãng thời gian khó khăn nhất với gia đình tôi, không có mẹ ở nhà, mọi thứ đều bị đảo lộn, nhưng rồi ba cũng khéo léo đưa nó trở về đúng quỹ đạo. Lúc đó em út tôi mới được 4 tuổi, nhưng em rất ngoan và không bao giờ đòi mẹ, em chỉ hỏi khi nào mẹ về, mẹ nói khi con được 10 tuổi thì mẹ về, mấy năm qua em tôi không đòi làm sinh nhật, tôi lặng người khi nghe em nói :" Em chờ đủ 10 tuổi rồi mới làm sinh nhật vì lúc đó mẹ về, mẹ sẽ tổ chức sinh nhật cho em, giờ không có mẹ, tố chức không vui." Tôi thương em biết bao.

***

Ngày tôi nhận bằng Đại Học, tôi đạt loại khá, ba vui lắm, ba nói: "Con đưa tấm bằng về khoe cho mấy em và nói với mấy em là phải cố gắng học tốt để được như chị và phải hơn chị nữa nhé." Ba tôi là vậy, lấy bản thân mình để làm gương cho tôi và lấy tôi làm gương cho các em. Tôi ra trường và được nhận ngay vào công ty nước ngoài, công việc ổn định, tôi gặp nhiều thuận lợi và được công ty cho đi học Văn Bằng 2 để hỗ trợ tốt hơn cho công việc.

Em thứ hai – kế tôi, cũng học xong phổ thông, ba bắt đầu lên kế hoạch và tìm con đường tốt nhất cho em tôi đi, cũng vào dịp đó ở quê tôi có hội thảo đi du học ở Đài Loan, ba đi tham dự hội thảo về, trên tay cầm một xấp tờ rơi, hồ sơ và khuôn mặt ba rạng rỡ, ba gọi điện cho mẹ và nói lên kế hoạch mà ba hướng cho em tôi đi. Tôi và mẹ thì lo sợ vì không biết thực hư thế nào, đi du học ở Singapor, ở Nhật Bản... thậm chí ở Trung Quốc thì tôi có nghe nhưng đầy là lần đầu tôi nghe nói du học ở Đài Loan, tôi khuyên can ba tìm hiểu cho kỹ vì sợ bị lừa, nhưng ba nói tìm hiểu kỹ rồi và ba bắt đầu làm hồ sơ cho em tôi, ba phân tích cho chị em tôi và mẹ hiểu mà an tâm.

Ngày em tôi lên đường đi du học, ba tiễn em với lời nhắn nhủ: " Ba mẹ hi sinh cho con vì ba mẹ chỉ mong muốn con được thành đạt, nhất là mẹ con, mẹ con hi sinh rất nhiều, phải xa gia đình, xa chồng, xa con vất vả kiếm tiền lo cho mấy chị em, con phải biết thương ba mẹ mà cố gắng học tốt để dành học bổng đỡ đần cho ba mẹ vì sau con còn hai em nữa." Vâng lời ba, em tôi cố gắng học tốt và sớm thích nghi với cuộc sống không có gia đình, người thân bên cạnh ở một đất nước xa lạ.

Thời gian rãnh rỗi, em đi làm thêm và tự lo cho mình, ba mẹ tôi đỡ vất vả phần nào nhưng năm nào em tôi cũng đạt học bổng, ba mẹ tôi vui lắm và hạnh phúc vì đã hướng con mình đi đúng đường.

Em thứ ba, ba cũng dự định cho em đi du học và lần này đất nước mà ba tôi nhắm tới và một đất nước xa hơn- nước Úc xinh đẹp, nhưng đầy tiềm năng. Khoản tiền ba mẹ tiết kiệm bấy lâu đều đổ dồn vào cho em tôi đi du học, điều này cũng đồng nghĩa với việc mẹ tôi phải chấp nhận xa nhà thêm một thời gian nữa. Ngày em tôi nhận được tin báo có visa, ba tôi vui mừng khôn xiết, khuôn mặt ba bừng lên niềm hạnh phúc, ba tổ chức bữa tiệc liên hoan chúc mừng em sắp đi du học và cũng để cảm ơn những người bạn tốt của ba đã giúp đỡ ba nhiệt tình trong thời gian ba làm hồ sơ cho em.

Ba tự hào về bốn công chúa của ba!

Tối hôm đó, khi bữa tiệc đã tàn ba ôm mấy chị em vào lòng và nói: " Ba tự hào về bốn nàng công chúa của ba, bốn nàng công chúa của ba còn tuyệt vời hơn bao nhiêu người con trai của nhà người khác. Ba đã chọn đúng hướng và đẫn các con đi đúng đường đó là thành công lớn nhất của ba mẹ. Cả làng, cả xã, cả dòng họ này không có ai bằng ba mẹ cả, không ai giàu có hơn ba mẹ, hạnh phúc hơn ba mẹ khi ba mẹ có bốn cô công chúa ngoan ngoãn, giỏi giang.

Em út còn còn quá nhỏ thì ba không nói tới nhưng em con hiện tại rất ngoan, vâng lời, học giỏi và luôn noi theo gương mấy chị. Còn con gái đầu của ba thì giờ đã có sự nghiệp ổn định ở một thành phố lớn, là người đầu tiên ở làng này có hai tấm bằng Đại Học, con gái thứ hai và thứ ba đều đi du học ở những đất nước phát triển, tiềm năng, hứa hẹn một tương lai tươi sáng.

Ở một làng quê nghèo ở mảnh đất miền trung nắng và gió này thì đó quả là một thành công lớn. Người ta có tiền nhưng người ta chỉ biết hưởng thụ, xây nhà cao tầng, mua xe, sắp sửa...còn ba mẹ thì ngược lại, ba mẹ không cần nhà cao, không cần xe đẹp mà chỉ cần con cái thành đạt vì vậy mà ba mẹ đã đầu tư hết niềm tin, tình yêu và tiền bạc tài sản vào cho con cái.

Ba mẹ tự hào lắm, đi đâu ai cũng ngưỡng mộ gia đình mình, cũng khen mấy chị em ba mẹ hạnh phúc lắm các con ạ. Rồi đây khi em út lớn lên ba cũng sẽ tìm con đường tốt nhất cho em con đi. Các con hãy cố gắng học tập tốt, làm việc tốt để sau này khi ba mẹ già yếu thì các con có thể tự lo cho mình và lo cho em nữa.

Và các con đi đâu, làm gì thì cũng hãy luôn nhớ rằng: các con là niềm tự hào của ba mẹ, là tài sản lớn nhất của ba mẹ các con nhé."
[Xem tiếp...]


Biển đời và chiếc nón lá




"Cha con đánh mẹ mấy cái? Mẹ con có đánh lại không?" - "Cha đánh mẹ một cái, mẹ đánh lại ba, bốn cái luôn"

***

Mười mấy năm trời đến lớp cũng là mười mấy năm mẹ lặng lẽ bên tôi. Ngày đầu tiên được đến trường cảm giác vui mừng khôn xiết, vì đó là lần đầu tiên tôi có được nhiều bạn bè đến như vậy. Trên con đường lất phất lá me bay, mẹ dắt tay tôi cười nói luyên huyên, căn dặn đủ điều, nào là vào lớp phải cố gắng học hành, không được ham chơi, nghe lời thầy cô giảng bài, không được đánh nhau,...

Những lời dặn dò với lời lẽ mộc mạc, ngắn củn của một người phụ nữ nông thôn miền Tây nhưng chứa đựng biết bao nhiêu kỳ vọng của bậc sinh thành, nó bao la, rộng mở và dạt dào như dòng sông êm ả, như chiếc nón lá quê mùa, chất phát.


Không biết dùng lời nào để nói chính xác về sự khăng khít của mẹ với chiếc nón lá, đi đâu mẹ cũng tự tin với cái nón lá cùng chiếc áo bà ba, mẹ nói "đó là người bạn đường sẻ nắng che mưa với mẹ từ lúc mẹ còn con gái, dù có xuống biển hay lên rừng mẹ cũng mang theo".

Không phải riêng mẹ, mà tất cả bà con miền Tây đều quen thuộc với nón lá, không có nó người ta như thấy thiếu vắng một cái gì đó thân thương nhất. Riêng mẹ, mẹ khắng khít đến nỗi chỉ cần vừa đội lên đầu là chú cún trong nhà liền vẫy đuôi liên tục vì nó biết mẹ sắp chuẩn bị đi đâu đó để nó có cơ hội đi theo.

Bao nhiêu năm trôi qua, dù có đứng tận đằng xa, hay cuối con đường mòn nơi có rặng trâm bầu quanh năm xanh lá, tôi cũng nhận ra được bóng mẹ lom khom, nhấp nhô ngoài đồng với cái nón quen thuộc, cũ kỹ. Những đêm mưa lạnh lẽo, trong nhà có những chỗ nhỏ nước, mẹ xoắn cái quần đen ống rộng, đội lên đầu cái nón lá bưng từng cái thau hứng nước, sợ mưa dột lên chỗ con nằm, mẹ dùng bao nylon phủ cẩn thận lên nốc mùng, chốc lát lại đi từng tra.

Những ngày vào mùa thi, chị em tôi phải thức khuya học bài, mẹ cũng mắc cái võng nằm kế bên không chịu đi ngủ, mắt cứ lim dim, thỉnh thoảng lại mở ra như để kiểm tra, ba tôi có nói mấy đi nữa mẹ cũng nằm đó đung đưa cái võng do chính tay mẹ kết bằng dây chuối, mặc cho những con muỗi hút máu, mẹ vẫn điềm nhiên đập bộp bộp lên người, gãi xồn xột vì ngứa, thỉnh thoảng nhắc nhở chị em tôi tranh thủ ngủ sớm với cái giọng khàn khàn.

"Cha mẹ thương con như biển trời lai láng", trên đời này tôi chưa từng thấy người mẹ nào thương con "kỳ cục" như mẹ tôi, những ngày đi học thêm về trễ, mẹ bưng chiếc đèn dầu loe loé sáng ngồi đợi ở góc đường, hoặc khi nghe loáng thoáng đứa nào đó thèm ăn món gì, dù có làm cực khổ đến đâu mẹ cũng âm thầm chuẩn bị.

Những ngày không có nắng, sợ quần áo không kịp khô để sáng mai đến trường, mẹ đứng ngồi không yên, hết treo chỗ này lại treo chỗ nọ, chỗ nào có gió là mẹ tranh thủ ngay, vì chị em tôi không có nhiều quần áo nên lắm lúc cũng phải mặc quần áo còn ẩm ướt mà đến trường, thằng út hôm qua bất cẩn, té vào bờ rào rách cái cặp, mẹ lại thức khuya, cắt cái bao nylon may cặp mới cho nó, nó vui mừng ngủ gục bên cạnh mẹ mà chờ đợi. Đôi mắt mẹ nheo nheo, vầng trán mẹ xuất hiện nhiều nếp nhăn hơn trước.

Mẹ hay trách móc bà nội vội vàng, gắt gỏng, nhưng hình như trời đã sắp đặt mẹ về làm vợ ba, làm dâu bà nội để thừa hưởng cái tính nóng nảy đó. Nghe tin thằng Tèo đánh nhau với thằng Bi xóm trên, mẹ thằng Bi bênh vực con mắng thằng Tèo vài câu, mẹ ngoe nguẩy nón lá trên tay, vừa đi vừa lầm bầm "dám ăn hiếp con tao, dù có lên trời tao cũng đến".

Tôi chỉ biết nhún vai và thầm nhủ "giá như có bậc thang lên trời chắc mẹ cũng leo, huống chi lên rừng hay xuống biển".


Ngày tiễn chị tôi lên Sài Gòn học, mẹ cũng quảy cái nón lá, ôm theo giỏ gạo và mấy con cá khô vào tận ký túc xá, đôi dép lào cứng ngắt trên đôi chân nhuộm màu phèn, màu bùn cùng mẹ đi khắp thành đô. Đôi dép đó mẹ mua hôm gả chị Hai lấy chồng, tính đến nay cũng được hai năm, hết tiễn đứa này đi lấy chồng đến đứa kia đi học, hễ đứa nào về nhà rồi đi, mẹ cũng tiễn chân đến tận cuối đường và đứng nhìn cho đến khi nào khuất dạng.

Thằng út năm nay lên lớp tám, tôi chuẩn bị lên Sài Gòn thi Đại Học, mẹ cũng khăn gối đòi đi theo, tôi trấn an mẹ "có chị ba trên đó, chỉ đưa con đi thi, mẹ lên đó làm gì cho mất công".

Không cho mẹ đi mẹ giận hờn, trách móc, tôi viện cớ đường xá xa xôi để ngăn mẹ lại, mẹ liền trích dẫn chứng "hồi ba mày còn đi lính, mẹ ẵm chị hai mày mới mấy tháng tuổi đến tận chỗ tìm ba, đường xá còn xa vạn lần, xe cộ sang tới sang lui chứ đâu phải đi một mạch như bây giờ, ba mày dời đi đâu mẹ cũng đi đến tận đó".

Thấy ba cười lắc đầu, tôi cũng đành bó tay, thế là bao nhiêu ngày tôi thi trường học cũng là bấy nhiêu ngày mẹ dặm thêm trường đời, hậu phương thì vững chắc mà tiền tuyến như tôi chưa biết ra sao! Một lần nữa cái nón lá và đôi dép lào theo mẹ đến đất Sài thành.

Mẹ khẳng định khi nào mẹ chết thì thôi, chứ nếu còn sống thì dù con cái có lập gia đình, thậm chí có con, có cháu thì đối với mẹ chị em tôi lúc nào cũng còn nhỏ lắm.

Một lần, nghe thằng cháu ngoại 5 tuổi (con của chị Hai) vô tư kể lại "hôm qua cha con đánh mẹ", tính Trương Phi nổi dậy trong lòng mẹ và muốn đi đến tận nhà để hỏi lý do, ba và cả nhà thuyết phục mãi mẹ mới chịu thôi, cũng chẳng phải mẹ dễ dàng bỏ qua như vậy đâu mà khi hỏi cặn kẽ thằng cháu mới biết : "Cha con đánh mẹ mấy cái? Mẹ con có đánh lại không?". "Cha đánh mẹ một cái, mẹ đánh lại ba, bốn cái luôn"

Đối diện với mẹ, tôi thấy mình nhỏ dại vô cùng, không biết sau này, trong cuộc đời của mình, tôi có thể làm tròn bổn phận như mẹ bây giờ hay không!

Mẹ tôi là như vậy đấy, dù có đi đâu mẹ cũng tình nguyện đi theo, dù có làm gì mẹ cũng tình nguyện làm thay, cho dù đường đi có gập ghềnh, chông chênh, dẫu mẹ chỉ là hòn sỏi giữa non cao hay chỉ là giọt nước giữa đại dương muôn trùng, mẹ vẫn có thể làm tất cả vì con, chỉ với một chiếc nón lá.
[Xem tiếp...]


Hình như, con chưa khi nào hiểu mẹ!




 Thư con gái gửi mẹ…

Mẹ thương mến, sáng nay, con vô tình đọc một bài viêt trên “blog” của người bạn, có một câu mà con nhớ mãi “ Đêm qua nghe những cơn ho gà của mẹ mà con không thể kìm nổi nước mắt… ”. Con giật mình tự hỏi “Đã bao giờ con khóc vì mẹ chưa?”. Và câu trả lời của con là “chưa” mẹ ạ… Suốt mười sáu năm kể từ khi con có mặt trên thế giới này, con luôn là người làm mẹ khóc.

Khi mẹ mới sinh con ra, con chưa đầy hai cân, da dẻ xanh xao, miệng rộng, mắt sếch…thật chẳng đáng yêu chút nào mẹ nhỉ? Mẹ đã rớt nước mắt vì thương con là đứa thiệt thòi hơn những người khác. Hơn một tuần, hai mẹ con rời trạm xá về ở với ông bà nội. Biết tin mẹ sinh con ra là con gái, ông nội rượu chè suốt mấy hôm, quát tháo, và đuổi mẹ ra khỏi nhà. Mẹ lại khóc… Con nghe bác kể lại rằng, ông con không phải là người xấu, ông chỉ nóng tính và không là chủ được bản thân khi say xỉn. Vì tham vọng có cháu trai nối dõi tông đường quá lớn, ông đã đổ hết trách nhiệm lên đầu mẹ. Có những đêm mẹ phải ôm con chui qua bờ rào chạy sang nhà bác để “trú tạm”, vì tiếng la hét, quát tháo của ông luôn làm con giật mình, khóc thé.


Ảnh minh họa


Hai tuổi, con được 7 cân. Mẹ đưa con vào khu tập thể trường mẹ dạy ở, gần đó có trạm xá xã, tuần nào mẹ cũng đưa con đi cân, và tuần nào mẹ cũng khóc vì đứa con gái mẹ sinh ra, chưa bao giờ vắng mặt trong danh sách “trẻ em suy dinh dưỡng nặng.” Bố đi công tác xa, một mình mẹ ở nhà nuôi con với đồng lương ít ỏi. Cuộc sống thật khó khăn phải không mẹ? Mặc dù lúc đó con quá nhỏ không thể hiểu được những nhọc nhằn của mẹ, nhưng giờ đây, khi trở về thăm chốn ấy, bác Hoan ý tế vẫn hay nói đùa “Đến giờ thấy mày khôn lớn thế này rồi bác mới dám nói. Chứ thú thực, hồi đó, bác không nghĩ mày có thể sống được đến bây giờ…” thì con cũng đủ thấm thía được phần nào nỗi cực khổ của mẹ khi nuôi con..

Năm tuổi, mẹ được nhà trường cử đi học, gia đình mình thuê nhà ở Thường Tín. Con vẫn còn giữ bức ảnh hồi đó, “gầy như quỷ đói”…bố vẫn hay mắng con thế mẹ nhỉ? Trông con thật là xấu xí… Con còn nhớ, khi ấy, con đã không còn có mặt trong danh sách “suy dinh dưỡng nặng” nữa nhưng bên cạnh con là bệnh tật, ốm đau. Con bị bênh đường ruột, ăn vào cái gì là cho ra bằng sạch cái đó, rồi chân tay con nổi lên những nốt nhỏ mọng nước, ngứa lắm mẹ ạ. Con cứ khóc suốt thôi, đúng hơn là hai mẹ con cùng ôm nhau khóc.. Mẹ lấy thuốc cho con uống, con vứt dưới gậm giường. Mẹ nấu cháo cho con ăn, con đem chia cho các bạn hàng xóm. Mẹ buồn lắm phải không? Chắc chắn rồi, vì những viên thuốc đó, vì những bát cháo thịt đó là sự đánh đổi cả tháng ăn cơm... muối của mẹ mà. Con chẳng biết quý trọng những điều ấy gì cả, con cứ hồn nhiên, cứ vô tư như vậy thôi…

Bảy tuổi, mẹ sinh em thứ 2 là gái. Con còn nhớ như in tối hôm đó, bố làm về, hộc tốc vào viện, câu đầu tiên bố hỏi không phải là “mẹ tròn con vuông chứ” như bao người khác, mà bố hỏi “trai hay gái”. Mặc dù kết quả siêu âm đã có từ rất lâu rồi, nhưng có lẽ bố con vẫn nuôi một hi vọng nào đó về cái thai trong bụng mẹ. Biết là con gái, bố thở dài và bước ra khỏi phòng. Con hiểu rằng mẹ buồn lắm…Nhưng khi ấy con vẫn còn nhỏ nên sự thấu hiểu ấy vẫn rất mơ hồ, con chỉ biết rằng: Ai cũng muốn có con trai.

Mười tuổi, con bắt đầu biết cãi mẹ.

Mười lăm tuổi, con bắt đầu biết nổi nóng với mẹ.

Ảnh minh họa


Mười sáu tuổi, con đã lớn chưa? Cả cuộc đời mẹ chỉ có chúng con. Con biết dù mẹ làm gì, nghĩ gì, dù mẹ có như thế nào tất cả cũng chỉ vì chúng con. Mẹ bận rộn với những công việc không tên trong ngôi nhà nhỏ bé. Mẹ quẩn quanh trong bếp với những món ăn ngon. Mẹ pha cho con từng cốc sữa mỗi khi con đi học về. Mẹ lật đật ra đứng chờ con ở bến xe buýt trong cái lạnh tái tê lòng người. Mẹ ôm con khi con được giải cao, vỗ về, an ủi con khi con vấp ngã. Con nhận ra rằng, suốt 16 năm nay, mẹ vẫn luôn âm thâm, lặng lẽ bên con từng giờ. Vậy mà nhiều lần con đã to tiếng, càu nhàu với mẹ. Con cảm thấy nhàm chán trước sự quan tâm của mẹ. Con cảm thấy chán nản với cả mớ câu hỏi han. Con mệt mỏi trước những va chạm trong cuộc sống. Trán con nhăn lại, để thể hiện thái độ không đồng tình của mình…

Mẹ không chiều chuộng con như nhiều bà mẹ khác, và đôi khi con tị nạnh vì điều ấy. Trong suy nghĩ con gái mẹ khi còn mười lăm, mẹ khác hẳn bây giờ. Nghĩ lại con thấy mình thật trẻ con khi ước ao mình có một người mẹ khác, tâm lý hơn, cưng chiều hơn. Mẹ - người chưa bao giờ khen thưởng cho bất cứ điều gì mà con làm được, hay chỉ đơn thuần là một cái gật đầu khe khẽ cũng chưa từng được dành để đền đáp cho sự cố gắng của con.Mẹ luôn giam lỏng con trong những câu hỏi :” Đi đâu, với ai, làm gì?” và cấm cửa khi mới 9 giờ tối. Con thấy thật là bực bội khi mẹ luôn cấm đoán con như thế, rồi cả chuyện con quên không gấp chăn màn khi ngủ dậy, quên không quét sân vài ngày mẹ cũng nói. Để con nhớ lại xem nào, hình như lúc đó con nghĩ mẹ là người khó tính, ghê gớm và chẳng hiểu con cái tẹo nào…

Nhưng thời gian trôi đi, con của mẹ đã lớn hơn rồi, mỗi sáng thức dậy con nhìn thấy mẹ cặm cụi trong bếp chuẩn bị đồ ăn cho cả nhà. Mẹ đi dạy học, trưa về lại nấu cơm, chiều đi dạy và tối về chăm sóc gia đình. Mẹ tất bận trong guồng quay của cuộc sống. Con chợt nhận ra: Hình như, con chưa khi nào hiểu mẹ!

Mẹ không cho con đi chơi, tụ tập với bạn bè nhưng năm nào mẹ cũng hỏi ý kiến con thích đi du lịch ở đâu. Mẹ không ôm con vào lòng và nói “Ôi! Con gái mẹ giỏi quá” khi con thành công nhưng tối nào mẹ cũng pha sữa cho con và nói “Cố lên nào!”. Mẹ hay mắng con “Con gái mà phòng lúc nào cũng bừa bộn” nhưng con lại thấy phòng con lúc nào cũng sạch sẽ vì đã có bàn tay ai đó dọn giúp con rồi.. Còn rất nhiều điều mà bây giờ con mới nhận ra.

Mẹ ơi, con thương mẹ nhiều lăm!

Con thương mẹ vì mẹ đã mang nặng đẻ đau để sinh ra con trên cõi đời này. Không những chỉ 9 tháng 10 ngày, mà cả cuộc đời mẹ luôn gánh phần cơ cực để con có được hình hài khỏe mạnh. Vì trong những lúc con ốm nặng, mẹ đã túc trực bên con, lo lắng cho con đến hai mắt thâm quầng. Mẹ là lá chắn vĩ đại, che chở con trước những xô bồ trong cuộc sống này Con thương mẹ vì dù có đói khổ, mẹ vẫn bảo rằng no để con ngon miệng, no bụng. Dù có lạnh, mẹ vẫn bảo rằng không vì con cần ấm để ngủ ngon trong cái mùa đông cứa da cứa thịt. Dù có buồn, mẹ vẫn bảo rằng vui vì sợ con lo lắng, phân tâm trong trong cuộc sống, ánh mắt mẹ nhìn con dịu dàng nồng ấm hơn cả vầng trăng sáng đêm rằm. Con hạnh phúc vô cùng vì được tắm mình trong đôi mắt mẹ. Và dẫu con có đi bất cứ nơi đâu trên trái đất này, ánh mắt ấy vẫn dõi theo từng bước chân con..

Thật chẳng thể có lời nào có thể diễn tả được cảm xúc của con lúc này. Mẹ à, sâu thẳm từ đáy lòng mình con muốn hét lên rằng “Con yêu mẹ nhiều lắm!”

Mẹ chính là người thầy vĩ đại nhất trong cuộc đời con.

Rất đơn giản, không cầu kì. Con yêu mẹ!

Nhờ gió hay mang những lời yêu thương nhất của con gửi đến mẹ. Mẹ yêu!

(...)
[Xem tiếp...]


"Nếu mai mốt mẹ chết, không biết mấy đứa ra sao".



Mẹ thường mắng như vậy mỗi lần con hay các anh chị trong nhà ốm, không ăn uống được gì mà chỉ nằm trong phòng. Con biết mẹ chỉ mắng yêu thôi, nhưng lần đầu tiên nghe mẹ nói câu ấy con sợ, sợ lắm mẹ ạ, sợ phải đối diện với cái ngày đó. Mẹ biết không, dạo này mẹ nói câu ấy nhiều hơn, và con thấy lo lắng, lo lắng thật sự. Mỗi trưa mẹ ngủ con hay ngồi gần mẹ, để nghe hơi thở đều đều của mẹ; về đêm con lại thỉnh thoảng giật mình chạy ra chỗ mẹ nằm để biết rằng mẹ chỉ ngủ mà thôi, để thấy chiếc áo phập phồng theo nhịp thở của mẹ và để con biết rằng mẹ vẫn bên cạnh chúng con.


Tối ,con về muộn, hơn 10h- giờ giới nghiêm của nhà mình- mở cửa vào nhà đã thấy mẹ nằm chờ đấy.

- Thưa mẹ, con mới về

- Sao hôm nay về trễ vậy, đi đâu từ sáng giờ, điện thoại sao không liên lạc được. Giọng mẹ có chút gì đó giận dữ

- Hôm nay con có chút việc, điện thoại lại hết pin.

- Việc! Còn đi học mà đã nhiều việc thế sao. Có biết ở nhà mọi người lo lắng ra sao không? Ít ra cũng điện thoại về nhà chứ. Mẹ thật sự không biết nếu mẹ không còn sống nữa thì mấy đứa bây ra sao.




Nghe mẹ nói câu ấy, tự dưng tim con nhói đau, con im lặng và ngỡ ngàng trước câu ấy. Vôi vàng xin lỗi mẹ, con chạy vào phòng, khóc nức nở. Đã mấy lần mẹ nói câu ấy nhỉ? Con không tài nào đếm được nhưng hôm nay khi mẹ nói "Nếu mẹ không còn sống!" bất chợt con đau mẹ à, vì khi đó bỗng nhiên trong đầu con xuất hiện một câu nói khác "nếu con mất trước mẹ!"

Mấy hôm nay con thấy mình khó chịu trong người, con đã lén gia đình đi kiểm tra sức khỏe. Chiều nay, nhận được kết quả ấy trong tay con như chết lặng. Cô bác sĩ bảo con đừng quá lo lắng vì cần phải kiểm tra tổng quát một lần nữa rồi sẽ có hướng điều trị phù hợp. Nhưng mẹ à, con biết căn bệnh đó không thể dễ dàng qua khỏi. Con đã hỏi cô ấy thời gian con còn lại là bao lâu. Cô nói không chắc chắn được, cần qua cuộc kiểm tra sau thì mới có thể khẳng định,cô còn khuyên con không nên lo lắng, tâm lý sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mình. Con như mất hết ý chí, muốn ngã quỵ nơi ấy nhưng con im lặng ra về, không một giọt nước mắt mà lòng nghe quặng đau. Con đã lang thang khắp nơi trong chiều hôm ấy, nhìn dòng người qua lại, phố xá lên đèn, nhìn mọi thứ mà thấy sao mình trống trãi quá.

Nhớ có lần con đã nghĩ đến, lỡ mẹ mất đi thì sao? Con sẽ khóc rất nhiều hay nỗi đau quá lớn khiến con không thể khóc? Có nỗi đau nào hơn là nỗi đau chia xa, chia xa người thân của mình vĩnh viễn. Vậy là con là đứa con không ngoan, vì con sẽ làm mẹ đau, đau thêm lần nữa. Mẹ đã khóc 2 lần khi tiễn ông bà đi, mẹ như mất đi một phần cơ thể của mình; vậy mà, vậy mà con lại làm mẹ đau một lần nữa, mẹ ơi!

Nếu con mất trước, chắc mẹ ngỡ ngàng lắm, ngạc nhiên lắm. Làm sao mẹ chịu đựng được đây? Điều đó nghĩa là con là đứa bất hiếu, là đứa em không ngoan, là công dân không có ích. Con chưa làm điều gì cho mẹ, cho gia đình và cho mọi người- những người thương con và những người con thương.
Nếu con mất trước, mẹ phải làm người tóc bạc tiễn kẻ đầu xanh, thân hình mẹ gầy gò bên cạnh các anh chị. Người ra đi nằm im đấy, xung quanh chỉ tiếng khóc của mọi người, khuôn mặt không tỏ ra được điều gì, đôi mắt nhắm nghiền khi bỏ xa trần gian này nhưng có ai biết người ra đi cũng đau. Đau từ giây phút biết mình sắp từ bỏ tất cả, đau khi nhìn những gương mặt thân thương mà biết rằng có thể mình không gặp được nữa, đau vì biết rằng mình sẽ làm họ đau theo.
Nếu con ra đi trước, nghĩa là nhà mình sẽ bớt lại một phần cơm, ít đi một đôi đũa và một cái chén. Hằng ngày trong thau đồ mẹ phơi sẽ mất đi 3 bộ, căn nhà sẽ trống trãi hơn. Nhưng con biết mẹ chẳng bỏ hết đồ đạc của con đâu, mẹ sẽ gói ghém nó lại cẩn thận mà thôi. Đừng mẹ nhé! Hãy cho hết đi nếu những thứ ấy làm mẹ nhớ đến con, nếu những vật ấy làm mẹ khóc thì con xin mẹ đừng giữ làm gì. Vì trong thâm tâm con không muốn mẹ khóc.

Nếu con chẳng may...đi trước, nghĩa là con không chở mẹ đi chợ sớm mỗi ngày, là con không thể trưa trưa nhìn mẹ ngủ thật hiền, là con không thể xoa tay chân cho mẹ mỗi khi mẹ lạnh, là mỗi khi mà bệnh con không thể đem cháo đến cho mẹ; nhưng là con vẫn bên cạnh mẹ hàng ngày, hàng giờ chỉ có điều con không nói được, không chạm được vào mái tóc mẹ.

Mẹ hay nói với con rằng cái chết chẳng có gì đáng sợ cả, cuộc sống này mới khó khăn. Chúng ta phải sống thế nào cho tốt vì khi chết đi, con người ta cũng về với cát bụi mà thôi, còn duyên còn nợ thì còn sống, hết duyên hết nợ thì ra đi. Vậy là con đã hết duyên hết nợ với cuộc sống phải không mẹ? Nhưng con còn nợ mẹ, nợ những người thân yêu bao nhiêu điều chưa làm và chưa nói hết.

Andersen đã viết một bài thơ rất hay mẹ ạh. Lần đầu tiên con đọc bài thơ này con đã khóc, hôm nay viết lại những dòng này con đã khóc. Con biết mẹ không muốn con khóc đâu vì quen yếu mềm con người ta sẽ yếu mềm theo. Vậy nên mẹ cũng đừng khóc, mẹ nhé! dù có lỡ con mất trước mẹ.
[Xem tiếp...]


 
Góc Truyện 24h
Liên hệ: quangkhaiat1995@gmail.com
Mọi bản quyên thuộc về Góc Truyện
Lên Đầu Trang Copyright © 2014 by Góc Truyện 24hTruyện hay
Lên Trên